Xưởng Đồng Phục Ong Vàng đặc thù là công ty sản xuất áo đồng phục khép kín từ A-Z, từ công đoạn lên thiết kế cho tới hoàn thiện sản phẩm hoàn chỉnh.
Để anh chị và các bạn hiểu rõ hơn về quy trình làm ra một chiếc áo sẽ có những công đoạn nào và mất thời gian bao lâu, từ đó giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn để quyết số lượng đặt may cho chuẩn xác, kinh nghiệm hơn 10 năm cho thấy nhiều anh chị đặt may số lượng cho Ong Vàng rồi sau đó gần đến ngày trả áo thì lại thêm 1-2 chiếc, như vậy là rất khó để làm, để hiểu vì sao các bạn hãy cùng mình xem quy trình sản xuất áo đồng phục nhé.
Quy trình sản xuất áo đồng phục polo công ty nói chung
Bước 1: Chuẩn bị
Trước tiên có 2 điều giữa khách hàng và công ty đồng phục cần thống nhất trước khi sản xuất đồng phục vì nó là cái cần trước tiên để thực hiện việc sản xuất.
- Đối với khách hàng: cần chuẩn bị trước ý tưởng thiết kế, logo cần thiết kế và màu áo cần làm cho doanh nghiệp của mình
- Đối với xưởng may: cần có mẫu rập hay bìa cắt size áo ( kích thước áo quy chuẩn ra bảng size theo S,M,L…)
Xưởng đồng phục cần thiết kế cho khách hàng thì phải có đội ngũ thiết kế riêng như Ong Vàng hoặc nếu cá nhân làm thì bạn cần phải biết về một trong những phần mềm đồ họa sau: coreldraw, photoshop, AI…
Xưởng sản xuất áo đồng phục cần cung cấp bảng size áo cho khách hàng chọn size ( mỗi xưởng đồng phục đều có kích cỡ áo riêng nên bạn làm xưởng nào thì hãy dùng bảng size của xưởng đó nhé)
Nếu bạn chưa có ý tưởng có thể tham khảo:
Bước 2: Tính lá vải áo để sản xuất áo đồng phục
Sau khi khách hàng đã chọn được số lượng cần làm áo theo size S, M, L…mà xưởng đồng phục cung cấp, xưởng sản xuất cần tính toán cách cắt vải.
Để tính toán được cắt vải bao nhiêu chúng ta cần giác sơ đồ trước khi cắt, để giác sơ đồ chúng ta có thể tính toán số lượng áo cho 1 lá vải và số lượng lá vải trên tổng số lượng áo cần cắt ( cái này hơi khó nha, nhà sản xuất mới tính được thôi ạ)
Bước 3: Trải vải và cắt vải áo đồng phục
Khi tính được lớp vải cần cắt chúng ta trải vải lên trên bàn cắt, trải đủ số lá vải sau đó dùng rập cứng (bìa cắt) vẽ theo size áo khách cần làm.
Tiếp đó là dùng máy cắt và cắt theo đường vẽ đã vẽ trước đó để tạo thành những lá thân trước, thân sau, 2 tay và trụ áo…
Lưu ý: khi cắt xong phải để riêng thân theo size, ví dụ thân trước cỡ L nam thì bó riêng và đánh tên lại, thân sau cỡ L nam bó riêng, tay L nam bó riêng, tất cả các cỡ khác đều như vậy để tránh việc thân trước size này may nhầm sang thân trước cỡ khác.
Bước 4: In hoặc thêu áo đồng phục
May Ong Vàng xin giới thiệu một số phương pháp in thêu trong sản xuất áo đồng phục để bạn lựa chọn cho phù hợp nhé:
Phương pháp in lụa:
Là phương pháp đã có từ rất lâu đời, nó tồn tại cho đến tận ngày nay chính vì tính bền bỉ theo thời gian và giá thành rẻ, đầu tư cũng rẻ nên luôn được các công ty đồng phục sử dụng, nhược điểm là đối với hình in khó kiểu dạng 3D phải xử lý in trame (giá thành in trame thường rất cao).
Phương pháp in pet, in decal:
Để khắc phục những nhược điểm của in lụa thì in pet và in decal cho ra những hình in rất sắc nét và có độ bền cao nhược điểm là giá thành cao hơn nhiều so với in lụa.
Phương pháp thêu:
Phương pháp này thì hẳn ai cũng biết về độ bền của nó, nhưng không phải logo nào cũng thêu được và chủ yếu thêu logo ngực, thêu logo có kích thước nhỏ nếu thêu logo kích thước to và rất to thì bị cứng áo vì nguyên tắc của thêu là tạo thành khối sợi đan xen với nhau nên hình logo càng to thì dễ bị cứng áo và mặc không thoải mái, ngoài ra giá thành cũng cao hơn so với các phương pháp khác.
Phương pháp in nhiệt:
Là cách ép áo nhiệt ở nhiệt độ cao, dùng mực ở tờ giấy để chuyển hình in lên vải, phương pháp này độ bền cao, giá rẻ nhưng lại hạn chế về màu vải và chất liệu, đa số là in trên màu sáng như màu trắng, vàng, xanh thiên thanh…và dùng chất liệu su, xược, mè, thun lạnh hay vải poly…
Bước 5: May hoàn thiện áo đồng phục
Sau khi thân áo đã được thêu hoặc in theo yêu cầu thì bước tiếp theo là may thành phẩm một chiếc áo, việc may thành phẩm quy trình tùy từng xưởng may có thể may tay trước rồi giáp thân và trụ nẹp. Ở May Ong Vàng thì thợ sẽ bắt đầu việc may trụ nẹp trước sau đó giáp 2 thân may lại với nhau và đến trụ áo tiếp là may tay và bo tay. Viết thì rất là ngắn gọn nhưng để làm được những việc này cần những người thợ nhiều kinh nghiệm để may đường chỉ đẹp, đường trụ thẳng, dây cổ khớp với trụ cổ rồi còn rất nhiều vấn đề khác mà người thợ may chuyên nghiệp cần xử lý để may ra chiếc áo đồng phục chất lượng.
Một người có thể làm hết các công đoạn hoặc mỗi công đoạn có một chuyền riêng cho từng người.
Bước 6: Thùa khuy và đính cúc (nếu áo là cổ trụ, cổ bẻ)
Đối với hàng đồng phục cổ bẻ hay cổ trụ chúng ta có thêm công đoạn thùa khuy và đính cúc, Công nhân may sẽ sử dụng máy thùa khuy lên áo theo số lượng cúc/áo của khách hàng (thường 2 cúc / trụ nẹp).
Bước 7: Kiểm tra và cắt chỉ thừa
Kiểm tra lại toàn bộ sản phẩm xem đã đạt chuẩn theo yêu cầu của khách hàng chưa, trong quá trình sản xuất có hỏng hay lỗi sản phẩm nào hay không
và cắt chỉ thừa còn sót lại trên đường may.
Bước 8: Là ủi, Gấp và đóng gói áo đồng phục
Bước này coi như là đã hoàn chỉnh một chiếc áo, chúng ta Là ủi từng chiếc áo và gấp gọn gàng, đóng gói riêng từng áo 1 túi ni lông.
Ở May ong vàng còn có Bước 9 là sau sản xuất: luôn hỗ trợ, lắng nghe và bảo hành sản phẩm sử dụng đồng phục từ 6 -12 tháng.
Tổng kết
Đó là 8 bước sản xuất áo đồng phục mà May Ong Vàng chia sẻ đôi chút đến bạn, nếu bạn cần tìm hiểu sâu hơn hãy liên hệ Ong Vàng để được tư vấn và giải đáp nhé
Khách hàng liên hệ 24/24 qua những kênh liên hệ góc phải của wed như: Zalo, Merseger, điện thoại, Email
Ong Vàng rất hân hạnh được phục vụ quý khách!
Liên hệ hotline, zalo: 0347973886
Fanpage: May và In Đồng Phục – Đồng Phục Ong Vàng
Website: mayongvang.vn/
Email: dongphucongvang@gmail.com
Hoặc các đại lý gần nhất.
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT MAY ONG VÀNG
Thực Hiện Bởi: Đồng Phục Ong Vàng
Đặng Đức Thêm là chuyên gia trong việc tư vấn thiết kế, may in và sản xuất các loại quần áo đồng phục với hơn 14 kinh nghiệm. Góp phần đưa những sản phẩm chất lượng tốt của May Ong Vàng đến tay khách hàng.”