Bạn đang có nhu cầu học may áo thun nhưng chưa tìm được nguồn học uy tín, dễ hiểu, học nhiều nguồn khác nhau nhưng vẫn chưa thể may thành công một chiếc áo. Vậy hãy đọc ngay bài viết sau của May Ong Vàng, bạn sẽ nắm được cách may áo chỉ trong 30 phút.
Bước 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu
Đầu tiên, bạn cần chọn những chất liệu vải phù hợp như cotton, polyester, thun lạnh… Chất liệu phải đảm bảo độ bền, mềm mại, thoáng mát và dễ may.
Thứ hai, chuẩn bị thêm các dụng cụ cần thiết như: máy may, bìa, kim, chỉ, kéo, thước đo, bàn ủi, và dụng cụ cắt vải. Điều này sẽ giúp quá trình may của bạn diễn ra suôn sẻ và hiệu quả.
Để mua được đầy đủ các nguyên liệu trên, bạn có thể tìm kiếm trên các sàn thương mại điện tử như: Shopee, Lazada hoặc đến những cửa tiệm chuyên bán sản phẩm may mặc.
Bước 2: Tạo dập mẫu và cắt vải theo rập mẫu
Dập mẫu là dụng cụ quan trọng cần chuẩn bị trước tiên và đảm bảo phải cắt chính xác. Từ đó, mới có thể tạo ra những sản phẩm áo thun hoàn thiện và chất lượng.
Tạo dập mẫu thiết kế:
- Đo kích thước cơ thể chính xác và vẽ dập mẫu lên giấy hoặc bìa cứng. Cần vẽ các bộ phận: thân trước, thân sau, tay áo và cổ áo.
Cắt vải theo mẫu dập:
Đặt dập mẫu lên vải, sử dụng phấn kẻ theo viền rập mẫu, sau đó dùng kéo sắc cắt theo đường đã kẻ. Đảm bảo cắt chính xác, không cắt phạm vào các phần khác. Cụ thể:
- Cắt thân áo: Cắt theo mẫu vẽ đã đặt trên vải, chú ý cắt đều và không để lại vết cắt nham nhở.
- Cắt tay áo: Tay áo có thể là tay ngắn hoặc tay dài tùy theo thiết kế. Đặt mẫu tay áo lên vải và cắt theo đường viền, đảm bảo cắt đều và chính xác.
- Cắt cổ áo: Cổ áo có thể là cổ tròn, cổ tim hoặc cổ bẻ. Dùng mẫu vẽ cổ áo đặt lên vải và cắt theo đường viền. Chú ý cắt tỉ mỉ để cổ áo đẹp và khớp với thân áo.
Cắt dập mẫu thiết kế
Lưu ý, khi học may áo thun, hãy cắt dư từ 1-2cm, để khi may chúng ta sẽ có kích thước giống như đã thiết kế.
Bước 3: Ghép các bộ phận đã cắt lại để hoàn thiện thành một chiếc áo hoàn chỉnh
Để hoàn thiện các bộ phận với nhau, đòi hỏi bạn phải có sự khéo léo và tỉ mỉ. Quá trình này bao gồm ráp các phần thân áo, tay áo, cổ áo và các chi tiết nhỏ để tạo nên một chiếc áo hoàn chỉnh.
May Thân Áo
- Đặt hai mảnh thân áo lên nhau sao cho các cạnh sườn và cổ áo phù hợp và không bị lệch. Dùng máy khâu, khâu các mảnh vải lại với nhau theo đường viền đã được định sẵn.
- Đường chỉ sườn áo cần được may thẳng và chắc chắn, bao gồm các phần cổ áo, vai và thân áo.
May Tay Áo
- Đặt tay áo lên phần thân áo tương ứng. Sử dụng máy may có chỉ phù hợp với loại vải để may các đường chỉ nối tay áo vào thân áo.
- Đối với đường nối tay áo, bạn có thể sử dụng đường chỉ thẳng, kỹ thuật may mũi giảm. Được áp dụng ở những vị trí yêu cầu độ bền cao như đường nối tay áo. Chú ý may chính xác để tay áo không bị lệch.
May cổ áo cho áo cổ tròn và áo cổ trụ/bẻ
May Cổ Áo Tròn
Đối với phần cổ áo, bạn có thể chọn một số dạng may phổ biến như: cổ tròn, cổ tim, cổ bẻ… Mỗi kiểu dáng sẽ tùy thuộc vào từng nhu cầu sử dụng khác nhau.
Để may được cổ áo đẹp, hãy làm theo bước sau:
- Đặt mẫu vải cổ áo trên phần thân áo với mẫu cổ bẻ hoặc cổ polo.
- Sau đó sử dụng mũi kim nhỏ và chỉ cùng màu với vải để may viền cổ gắn vào thân áo.
- Điều chỉnh độ căng chỉ sao cho đường may không quá chặt cũng như không quá lỏng.
May áo cổ trụ/cổ bẻ
Điểm khác biệt giữa áo cổ trụ và áo cổ tròn chính là phần cổ áo và bo tay áo. Nếu bạn muốn may áo cổ trụ thì cần lưu ý cách may dưới đây:
Bước 1: Chuẩn bị trụ áo.
Dùng keo dựng hoặc keo vải để ép vào hai miếng trụ áo. Có thể ép chồng 5 lớp keo và trụ áo, sử dụng bàn ủi hơi nước để ép nhanh hơn. Đảm bảo keo dính chặt vào trụ áo. Sau đó, dùng máy vắt sổ may một đường dọc theo trụ để tránh rách vải.
Bước 2: Mổ trụ
- Đặt mặt phải của thân trước áo và mặt phải của trụ áo với nhau.
- May một đường cách đường giữa của thân áo 1cm.
- Lặp lại với trụ bên kia, cũng cách đường giữa 1cm.
Lưu ý: Không may hết trụ áo, chừa lại 2,5cm từ dưới lên để tạo mổ lưỡi gà. Sử dụng kéo hoặc bấm chỉ để cắt xéo 2 đường chéo xuống hết trụ, tránh cắt vào đường chỉ may.
Bước 3: Gấp trụ áo
- Đối với áo thun cổ trụ nam, trụ bên trái đè lên trụ bên phải. Với áo thun cổ trụ nữ thì làm ngược lại.
- Giữ chặt trụ áo, dùng máy may 1 kim may một đường ngang cách mép trụ áo 3mm.
- Tiếp theo dùng máy vắt sổ vắt lại trụ áo bên trong và dùng bấm chỉ đánh dấu đường giữa của trụ áo để dễ dàng may cổ áo sau này.
Bước 4: May cổ áo
- Đầu tiên, ta cần lật trụ ra và gấp đôi trụ lại. Rồi gắn cổ áo vào đường giữa trụ áo, sau đó dùng máy vắt sổ để may dọc theo cổ áo, bao gồm cả thân trước và thân sau áo.
- Nhớ chạy vòng hết cổ áo và dùng dây xương cá để nẹp cổ áo lại, tránh bị vướng ra ngoài.
Bước 5: Hoàn thiện
- Nếu dùng máy may 1 kim, dùng dây xương cá có độ rộng 2,5cm và chạy dây này bằng cử.
- Sau đó, lật ngược dây xương cá của cổ áo vào bên trong, dùng máy may 1 kim để may lại một đường phía dưới, giữ dây xương cá và che đường vắt sổ cổ áo.
Lưu ý: Nếu cần gắn size cho áo hoặc tên thương hiệu, hãy gắn ngay tại bước này.
May bo tay áo cổ tròn
Chuẩn bị bo tay. Sau đó may bo tay vào tay áo:
- Đặt bo tay vào miệng tay áo, sao cho mặt phải của bo tay và mặt phải của tay áo áp vào nhau. Kéo nhẹ bo tay để bo vừa với miệng tay áo.
- Sử dụng máy vắt sổ để may bo tay vào tay áo, may xung quanh toàn bộ chu vi miệng tay áo.
- Dùng máy may 1 kim để may lại một đường phía dưới bo tay, giữ bo tay nằm chắc chắn và che đi đường may vắt sổ.
May Gấu Áo
Để có được gấu áo thun được may đẹp và phẳng, hãy sử dụng thước và bút chỉ để đánh dấu vị trí cắt. Gấp các lớp vải gấu áo theo vết đánh dấu (gấp lên khoảng 1-2cm) sau đó dùng máy may và rệp các phần với nhau.
Hãy áp dụng các kỹ thuật may đẹp bằng cách sử dụng mũi kim nhỏ và chỉ cùng màu để đường may trở nên nhỏ gọn. Chú ý điều chỉnh độ căng phù hợp với tổng thể.
Bước 4: Kiểm tra và hoàn thiện sản phẩm
Kiểm Tra Và Sửa Chữa
Sau khi may xong, bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng các đường may và điều chỉnh các lỗi nhỏ nếu có. Một số lỗi nhỏ như chỉ thừa cần được cắt bỏ trước khi gửi hàng cho khách. Ngoài ra, chỉnh sửa lại các vị trí có thể để đảm bảo sự hoàn thiện và đẹp mắt của gấu áo.
Xem thêm: các mẫu áo Đồng Phục Công Ty mới nhất tại May Ong Vàng
Ủi Và Là Áo Thun
Lưu ý khi ủi và là áo như sau:
- Lau bàn ủi sạch và khô. Sử dụng nhiệt độ ủi thích hợp cho loại vải áo thun
- Bắt đầu ủi từ phần cổ áo hoặc từ phần cổ áo xuống thân áo.
- Khi đã ủi thẳng áo, để áo nguội tự nhiên trước khi gấp lại hoặc treo lên.
Ngoài ra, hãy cẩn chú ý khi bảo quản áo sau khi may, bằng cách treo áo thun trong tủ để giữ dáng và tránh nhăn. Nên để áo trong môi trường thoáng mát để giữ được màu sắc bền hơn.
Tóm lại
Để học may áo thun thành thạo, hãy lưu ý lại các bước trên của May Ong Vàng. Đầu tiên, chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ cần thiết. Tiếp theo là thiết kế và cắt vải, chú ý các phần, cổ, tay áo, thân áo… Sau đó, ghép các bộ phận lại với nhau và may tay áo vào thân áo. Sau khi rệp xong, kiểm tra kỹ lưỡng để sửa chữa các lỗi nhỏ.
Một mẹo may đơn giản mà chúng tôi gợi ý cho bạn, hãy chọn những loại vải như cotton hoặc polyester. Đây là chất liệu dễ may, dễ cắt hơn so với loại khác. Ngoài ra, hãy cắt vải dư khoảng 1-2cm để khi may viền được thoải mái.
Mong rằng bài viết sau của May Ong Vàng sẽ giúp bạn học cách may áo thun đơn giản. Nếu còn gì thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay.
Liên hệ hotline, zalo: 034.7973.886
Fanpage: May In Đồng Phục – Đồng Phục Ong Vàng
Website: mayongvang.vn
Gmail: dongphucongvang@gmail.com
Thực Hiện Bởi: Đồng Phục Ong Vàng
Đặng Đức Thêm là chuyên gia trong việc tư vấn thiết kế, may in và sản xuất các loại quần áo đồng phục với hơn 14 kinh nghiệm. Góp phần đưa những sản phẩm chất lượng tốt của May Ong Vàng đến tay khách hàng.”